Cùng truy tìm chè Shan Tuyết vùng nào ngon nhất?

Facebook
Twitter
Pinterest

Những địa hình núi cao tuyệt đẹp của Việt Nam từ lâu đã hấp dẫn du khách bằng cảnh quan hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Đặc biệt hơn cả là một kho báu quý giá – chè Shan Tuyết. Hãy cùng bắt đầu cuộc hành trình thú vị này để tìm hiểu và khám phá ra chè Shan Tuyết vùng nào ngon nhất, từng giọt trà sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ.

=> Xem thêm các thông tin về trà Shan Tuyết:

Tại sao chè Shan Tuyết lại được ưa chuộng đến vậy?

Mỗi loại trà có đặc điểm riêng, và việc chọn trà phụ thuộc vào sở thích cá nhân hay mục đích sử dụng của mỗi người. Thế nhưng phải công nhận với lý do trà Shan Tuyết được các tín đồ trà yêu thích. Là bởi cách chế biến an toàn, hương thơm tự nhiên, hậu vị rất dễ chịu và có được các chất tốt cho sức khỏe. 

Bạn có biết mùi thơm của hoa cỏ và gỗ hòa quyện vào nhau không. Cái hương vị nhẹ nhàng, thư giãn và hấp dẫn ấy chính là thứ Shan Tuyết có thể mang tới ngay từ lần thưởng thức đầu tiên. Khi chạm đến đầu lưỡi, một cảm giác mềm mượt sẽ khiến bạn muốn nếm thêm lần hai rồi lần ba. Cho đến khi dừng lại, bạn vẫn thấy hậu vị lắng đọng rất lâu và đầy đặn lan tỏa trong miệng. Thật khó để cưỡng lại!

Khám phá các vùng sản xuất chè Shan Tuyết ngon

Mỗi vùng sản xuất chè Shan Tuyết có những đặc trưng văn hóa và thiên nhiên độc đáo riêng. Từ đó, làm nên sự khác biệt và giá trị của loại chè này trong bức tranh văn hóa và ẩm thực của Việt Nam. Sự phù hợp về khí hậu, độ cao, đất chua và truyền thống trồng chè là những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất chè Shan Tuyết. 

Hà Giang

Đây là một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam với địa hình núi non đa dạng. Vùng núi cao và độ cao từ 500 mét trở lên, có sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, là môi trường lý tưởng để cây chè kháng phát triển. Điều kiện thổ nhưỡng tại vùng này cũng rất phù hợp bởi đất chua hữu cơ và khả năng thoát nước cực kỳ tốt.

Người dân ở Phìn Hồ – Hà Giang đang thu hoạch lá chè

Một điều quan trọng không kém đó là người dân tại Hà Giang đã trồng chè từ lâu đời và có truyền thống chăm sóc cây chè kháng tinh vi. Họ nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè để cho ra sản phẩm chè Shan Tuyết chất lượng và đáng tự hào.

Sapa – Lào Cai

Sapa thuộc tỉnh Lào Cai – một thiên đường cho những người yêu thiên nhiên có độ cao từ 1.500 mét trở lên. Khí hậu ở Sapa có đặc điểm se lạnh và đất chua hữu cơ ở đây cung cấp một loại đất phong phú chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Tất cả tạo nên điều kiện lý tưởng cho việc trồng chè kháng. Tại đây có đa dạng dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ đều có truyền thống trồng trọt và làm chè lâu đời nên có kiến thức và kỹ năng chăm sóc vườn chè.

Mộc Châu – Sơn La

Mộc Châu nằm ở vùng cao nguyên với khí hậu ôn đới cao, nhiệt độ và độ ẩm ổn định quanh năm. Ở đây họ sử dụng đất chua hữu cơ mịn màng, màu mỡ giúp cây chè phát triển mạnh mẽ và cho lá chè có chất lượng tốt.

Vườn chè với diện tích rộng lớn ở Mộc Châu

Mù Cang Chải – Yên Bái

Mù Cang Chải có tổ hợp văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như H’Mong, Dao, và Thái. Văn hóa truyền thống của họ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và làm chè, tạo nên môi trường thuận lợi cho việc trồng chè kháng. Thêm vào đó là địa hình đồi dốc, thậm chí có một số khu vực còn cao hơn 1500 mét sẽ giúp cây nhận được lượng ánh sáng và nước tốt, đồng thời giảm thiểu nguy cơ ngập úng. 

Khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá và mùa hè mát mẻ là điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây chè kháng

Đà Lạt – Lâm Đông

Đà Lạt có khí hậu ôn đới với nhiệt độ trung bình khá thấp, khoảng từ 15°C đến 24°C quanh năm và độ cao trung bình khoảng 1500 mét so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ và ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây chè kháng. 

Đất trồng cây nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp để trồng cây chè phục vụ sản xuất trà Shan Tuyết

Bên cạnh đó, đất chua đỏ mịn màng của Đà Lạt cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cây chè kháng để phát triển và trưởng thành. Điều này làm cho lá chè từ vùng này có vị ngọt thanh đặc trưng và hương thơm dịu nhẹ tự nhiên.

Hà Giang – Thiên đường chè Shan Tuyết ngon nhất từ vùng núi cao Việt Nam

Có thể nói, một số yếu tố đặc biệt khiến cho Hà Giang được đánh giá cao về chất lượng sản xuất trà Shan Tuyết. Ở đây có các thôn Phìn Hồ, Túng Sán, Hồ Thầu,…có diện tích đất trồng trà lớn và thâm niên nhiều năm trong sản xuất trà Shan Tuyết. Qua quá trình truyền thống, người dân Hà Giang học hỏi và chuyển giao kiến thức trồng và chăm sóc cây chè kháng qua các thế hệ. 

Nậm Ty – Hoàng Su Phì

Xã Nậm Ty là một trong số những vùng có diện tích trồng cây sản xuất trà Shan Tuyết rất lớn và thôn Nậm Piên được đánh giá cực kỳ cao về chất lượng trà này. Đây cũng chính là nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất trà thương phẩm của nhiều cơ sở chế biến trà trên địa bàn. Với quá trình được kiểm duyệt sạch sẽ, an toàn và người dân nơi đây tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định trong việc thu hoạch, bảo quản để giữ được chất lượng trà tốt nhất.

Một trong số cây cổ thụ lá chè Shan Tuyết ở xã Nậm Ty

Bên cạnh đó là kinh nghiệm kiến thức được tích lũy qua nhiều thế hệ. Chẳng hạn như ông Hoàng Sùn Heng (ở Hoàng Su Phì, Hà Giang) đã được truyền lại công thức qua 9 đời, biết được cách chọn lá sao cho giữ được khả năng mọc tiếp cho cây mà vẫn lấy được lá trà chất lượng. 

Ví dụ về cách hái 1 tôm 1 lá sẽ lấy cả lá già giúp cho cây trà ra lá mới nhanh hơn

Với sự nổi tiếng về chất lượng chè Shan Tuyết ở Hà Giang nên nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn lấy nguyên liệu hay đặt xưởng sản xuất ngay tại đây để ra được thành phẩm trà thơm ngon chuẩn vị ngọt dịu nhẹ. Phong Vân Trà cũng không ngoại lệ khi có ngay một xưởng sản xuất tại Hà Giang cùng thâm niên hơn 50 năm trong ngành và luôn dẫn đầu xu thế sáng tạo. 

Bạn có thể tham khảo website https://phongvantra.com/ để xem thêm nhiều sản phẩm trà và đặt hàng tiện lợi, giao hàng tận nhà đó.

Thôn Phìn Hồ – Hoàng Su Phì

Thứ hạng được xếp sau xã Nậm Ty về trồng chè Shan Tuyết đó là thôn Phìn Hồ. Nằm trong số những vùng sản xuất thức chè đặc sản nổi tiếng này, thôn Phìn Hồ có những ưu điểm và truyền thống rất riêng về khâu chế biến cũng như sản xuất.

Dân tộc H’Mông là người dân chủ yếu sinh sống tại Thôn Phìn Hồ, họ đã kế thừa và truyền lại kỹ năng chăm sóc cây chè kháng qua nhiều thế hệ. Nếu như ở xã Nậm Ty, họ đề cao việc bảo tồn thiên nhiên nên hầu như không sử dụng đến các chất hóa học có tác dụng phụ đến cây. Thì ở Phìn Hồ vẫn sử dụng phân bón, thuốc với liều lượng đảm bảo an toàn để cây tránh khỏi sâu bệnh.

Cũng nhờ cây chè mà chất lượng cuộc sống của đồng bào người Mông tích cực hơn

Có thể ở quá trình chăm sóc cây chè hai nơi là khác nhau. Thế nhưng đến khâu sản xuất thì chắc chắn đều không sử dụng tới các chất phụ gia hoặc hóa chất. Điều này để đảm bảo được hương tự nhiên đặc trưng của trà, sạch sẽ và rất an toàn đối với sức khỏe người dùng.

Hồ Thầu – Hoàng Su Phì

Không như các nơi khác sẽ thường chọn lá chè 1 tôm 1 lá để lấy được cả lá non và già của cây. Ở Phìn Hồ, người dân có xu hướng chọn lá chè kháng đứng đầu, tức là những lá chè phát triển ở ngọn cây. Lá chè này thường có hương vị đậm đà hơn, mang đậm nét chát đặc trưng của Shan Tuyết.

Kỹ thuật chăm sóc cây chè cũng hướng tới tự nhiên. Hầu hết, họ sẽ tập trung vào việc duy trì đất đai trong sạch, chất lượng màu mỡ ổn định. Để sao cho phù hợp nhất với sự phát triển của cây. Tránh sử dụng đến các loại chất kích thước tăng trưởng cho cây, hoặc một số các thuốc hóa học với tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai và sự sinh trưởng sau này của cây.

Người dân đang thực hiện công việc đào rãnh để trồng các bầu cây chè

Quá trình chế biến sản xuất tại đây được làm truyền thống và cực kỳ cẩn thận trong từng bước. Lá chè kháng được phơi tự nhiên, sau đó xử lý nhẹ nhàng và lên men tinh tế để giữ nguyên hương vị độc đáo của trà. Đây cũng là điểm khác biệt so với người dân Phìn Hồ là họ sử dụng máy móc hiện đại. Thế nên thành phẩm của Hồ Thầu sẽ có hương vị đậm nhạt khác một chút so với Phìn Hồ.

Món trà độc đáo từ những vùng núi cao của Việt Nam đã chinh phục lòng yêu trà trên khắp thế giới. Rất khó để khẳng định chè Shan Tuyết vùng nào ngon nhất. Sự cảm nhận và trải nghiệm của mỗi người là khác nhau. Thế nhưng, những điểm đặc biệt và độc đáo trong hương vị của từng vùng sản xuất như Sapa, Mộc Châu, Mù Cang Chải và Hà Giang đã làm cho cuộc hành trình khám phá hương vị chè Shan Tuyết trở nên thú vị và đáng nhớ.

Tin liên quan